Nhật Bản được nhận xét là quốc gia thân thiện, hiếu khách, và xứng đáng để đi du lịch nhất. Tuy nhiên, để nhập cảnh vào Nhật Bản, bạn cũng phải tuân thủ một số quy định nghiêm ngặt sau đây:
1. Những mặt hàng bị cấm/ hạn chế nhập cảnh vào Nhật Bản
Bạn sẽ bị cấm nhập cảnh vào Nhật Bản hoặc thậm chí phải nộp phạt, bị truy nã nếu đem theo các món đồ sau:
Một số loại trái cây, hoa quả tươi
Đối với Nhật Bản, quy định này vô cùng hà khắc, nhằm tránh các vi sinh vật, sâu bệnh, mầm bệnh lây lan, truyền nhiễm vào Nhật Bản. Hơn nữa, Nhật Bản là đất nước nổi tiếng với nhiều loại trái cây tươi ngon, việc đem theo hoa quả chỉ khiến bạn vừa phải xách hành lý cồng kềnh, vừa có nguy cơ không được nhập cảnh.
Các loại giăm bông, xúc xích, thịt xông khói
Tất cả sản phẩm có nguồn gốc từ động vật như thịt, nội tạng, trứng, xương, mỡ, máu, da, lông, sừng, móng, gân, sữa tươi… đều cần phải qua kiểm dịch động vật để được phép nhập cảnh vào Nhật Bản, ngay cả khi các sản phẩm này đã được làm lạnh, đông lạnh, nấu chín hoặc đóng gói chân không. Vì vậy, để đơn giản hóa quá trình đi du lịch, những món ăn này không nhất thiết phải đem đi cùng.
Bạn sẽ không thể nhập cảnh vào Nhật Bản các mặt hàng/ sản phẩm được làm từ các loài động vật có nguy cơ bị tuyệt chủng trong dach sách CITES liệt kê. Vì vậy, để chắc chắn, hãy tham khảo trước danh sách các loài động vật này trước khi quyết định vận chuyển một mặt hàng liên quan nhé.
Các loại thuốc bất hợp pháp
Tất cả các loại thuốc như: Cần sa, thuốc phiện, m.a t.u.y, thuốc kích thích…) đều không được phép nhập cảnh Nhật Bản, kể cả khi chúng hợp pháp ở nước bạn. Bạn sẽ bị truy cứu nếu mang theo các loại thuốc này tại bất kỳ sân bay nào của Nhật Bản.
Các loại vũ khí, vật liệu gây nổ
Việc đem súng, đạn, thuốc nổ, bom, vũ khí sinh học, vũ khí hóa học, chất liệu gây nổ,… sẽ khiến bạn bị truy cứu trách nhiệm hình sự ngay khi vừa đặt chân xuống Nhật Bản.
Dao hoặc các vật dụng sắc nhọn
Dao và đồ dùng sắc nhọn đều không được đem vào Nhật Bản theo quy định tại Luật Hàng không Nhật Bản và có thể bị phạt tới 500.000 Yên nếu bạn vi phạm Luật.
Hàng giả, hàng nhái
Ngiêm ngặt hơn nhiều rât nhiều nước, các mặt hàng giả, hàng nhái quần áo, túi xách, đồng hồ… đều không được đem vào Nhật Bản. Bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm, bắt giữ và nộp phạt tùy vào số lượng hàng hóa.
Video, tranh ảnh, ấn phẩm khiêu dâm, đồi trụy
Các ấn phẩm người lớn, chưa được kiểm như video, tạp chí, sách, truyện,… có nội dung khiêu dâm đều không được đưa vào Nhật Bản. Bạn sẽ bị truy cứu và xử phạt, tùy vào mức độ
Tiền giả, thẻ tín dụng,…
Bạn sẽ bị bắt ngay tại sân bay nếu bị phát hiện mang theo tiền giả, thẻ tín dụng hoặc chứng khoán có thể bán được vào thị trường Nhật Bản.
2. Quy định về việc vận chuyển chất lỏng trên các chuyến bay đi Nhật Bản
Tất cả các chất lỏng phải được lưu trữ trong các hộp/lọ/chai đựng có dung tích không quá 100 ml. Quá dung tích này, các chất lỏng sẽ bị cấm mang lên máy bay. Nếu bạn muốn đem theo lọ chiết như nước tẩy trang, sữa rửa mặt, nước hoa,… để đi du lịch Nhật Bản thì hãy lưu ý nhé.
Hướng dẫn đóng gói chất lỏng khi đem lên máy bay
– Đựng chất lỏng trong lọ có dung tích không quá 100 ml và đặt các lọ vào một túi nhựa zip trong suốt, đóng kín. Tổng dung tích không quá 1 lít.
– Túi nhựa phải có kích thước 20 x 20 cm.
– Mỗi hành khách chỉ được phép mang theo 1 túi nhựa này.
– Nếu vượt quá các giới hạn về kích thước này, hãy đóng gói đúng cách để vận chuyển dưới dạng hành lý ký gửi và thông báo cho nhân viên tại quầy check-in.
3. Các vật dụng bị hạn chế mang lên máy bay
Diêm và bật lửa vẫn được phép mang lên cabin máy bay, tuy nhiên 1 hành khách chỉ được phép mang 1 bật lửa và chỉ chấp nhận bật lửa dạng nhỏ dùng cho việc hút thuốc lá. Ngoài ra, bạn cũng không được phép mang bật lửa trong hành lý ký gửi.
Các loại bật lửa khác như bật lửa có chứa dầu, bật lửa xì gà, bật lửa hình pistol không được phép vận chuyển cả trong hành lý ký gửi và hành lý xách tay.
Các thiết bị điện tử có pin lithium hoặc lithium ion tích hợp
Đối với pin lithium: Các thiết bị điện tử như điện thoại, máy ảnh, máy quay phim, thiết bị radio, thu phát, máy tính xách tay,… phải có hàm lượng lithium nhỏ hơn 2g và chỉ được vẫn chuyển dưới dạng xách
Đối với pin lithium ion: Các thiết bị điện tử chứa pin có hàm lượng lithium ít hơn 160Wh được phép vận chuyển cả trong hành lý xách tay và ký gửi.
– Hàm lượng lithium ít hơn 100Wh thì chỉ được phép xách tay lên máy bay, không được để trong hành lý ký gửi.
– Hàm lượng lithium từ 100Wh – 160Wh được phép vận chuyển trong hành lý xách tay (lên đến 2 miếng), không được vận chuyển trong hành lý ký gửi.
– Hàm lượng lithium trên 160Wh không được vận chuyển trong cả hành lý xách tay và ký gửi.
Khi vận chuyển các thiết bị, cần tắt nguồn để tránh gây cháy nổ.
4. Các vật dụng không được phép để trong hành lý ký gửi
Vật dụng đắt tiền: Tiền mặt, trang sức, đồ cổ, chứng khoán,…
Vật có giá trị: Sổ đất đai, sổ tiết kiệm, tài liệu, dữ liệu điện tử, máy quay phim, máy tính, thẻ ngân hàng,…
Có thể thấy, Nhật Bản chú trọng du lịch, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc nhập cảnh vào Nhật Bản là dễ dàng nếu bạn vi phạm một trong các quy định trên. Chúc bạn có chuyến đi du lịch vui vẻ, nhập cảnh dễ dàng tại Nhật Bản!